Giá BID và giá ASK là gì ? Vai trò của 2 loại giá này trong Forex!

Bài viết về Bid Ask là gì và Spread sẽ đề cập đến các vấn đề sau: Giải thích sơ về giá bid và giá ask, Giá Bid và giá Ask trong giao dịch forex, Mối quan hệ giữa giá Bid và giá Ask cùng Spread và Giá spread có ảnh hưởng bởi những phiên giao dịch khác nhau như thế nào?

giá-bid-và-giá-ask

Giải thích giá bid và ask sao cho hợp lý

Để thông tin về giao dịch ngoại tệ, cụ thể là tình trạng giá cả mua bán của một cặp tiền nào đó, người ta dùng khái niệm bid và ask.

Đây là các thuật ngữ cực kỳ phổ biến, hay có thể nói là không ai không biết trong giới đầu tư và giao dịch tài chính, nhưng lại là các từ rất xa lạ với người “ngoại đạo”. Do bid và ask là các thuật ngữ chuẩn dùng trong thông tin chuyên ngành nhằm đạt được cách hiểu thống nhất tuyệt đối, nó cần được hiểu thật chính xác.  Thậm chí, nhiều người nhẫm lẫn và không biết giá bid là mua hay bán.

Nếu hiểu đơn giản giá bid là “giá mua” và giá ask là “giá bán” thì e rằng không ổn, vì như thế rất dễ bị lẫn lộn. Ngay như trader có lục lọi trong các cuốn tự điển thuật ngữ (tiếng Anh), sự diễn đạt các từ này cũng khá khiêm tốn. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về Long và Short

Với giá bid là gì, họ giải thích, “The price that a potential buyer is willing to pay for a security” (Giá mà người mua tiềm năng sẵn sàng trả cho 1 tài sản). Có tài liệu giải thích bid khác một chút, “The price offered by a willing buyer” (Giá người sẵn sàng mua đưa ra). Tương tự, với ask price là gì, thì sẽ được giải thích là “The price at which a security is offered for sale” (Giá mà tài sản được rao bán).

Sự thật không đơn giản vậy. Nếu không được giải thích bằng kiến thức chuyên ngành, nhiều người dễ nghĩ đó là chuyện giữa các nhà đầu tư mua bán với nhau.

Như đã nói, trong thị trường chứng khoán giá bid và giá ask sở dĩ được chuẩn hóa là để mọi người tham gia, gồm nhà đầu tư và các chủ thể khác, có cùng một cách hiểu. Để có sự thống nhất này, người ta quy ước thị trường quy về một đầu mối, gọi là nguyên tắc trung gian.

Đầu mối đó chính là tại các exchanges (sở giao dịch) hoặc thị trường OTC (cơ chế giao dịch phi tập trung). Chuyện có thể phức tạp đấy, nhưng ta chỉ cần hiểu đơn giản thế này: thị trường (exchange hay OTC) là người mua (buyer) của tất cả nhà đầu tư nào muốn bán và đồng thời là người bán (seller) của bất kể ai muốn mua.

Khi theo dõi thông tin chính thức được truyền đi trên các phương tiện, việc mua hay bán cần được hiểu một cách ước định là thị trường đứng ra mua hay đại diện bán. Hai người đầu tư dù ngồi cạnh bên nhau, một người muốn mua và một người cần bán, cũng phải tuân thủ nguyên tắc trung gian này, chứ không bao giờ có thể thực hiện việc mua bán trực tiếp được.

Xem thêm  cTrader là gì? Sự khác nhau giữa cTrader và MT4

Như thế, cần hiểu giá bid và giá ask là các mức giá mà “thị trường” sẵn sàng mua hay bán:

  • Giá bid là mức giá “thị trường sẵn sàng mua”
  • Giá ask là mức giá “thị trường sẵn sàng bán”

Vậy giá bid ask là gì

Trong bất kỳ thị trường nào, giá niêm yết luôn gồm 2 giá: giá Bid (hiện bên trái) và giá Ask (hiện bên phải). Và giá Bid luôn thấp hơn (hoặc bằng) giá Ask.

  • Giá Bid là giá mà nhà giao dịch sẽ bán cặp tài sản nào đó và kỳ vọng đi xuống, thường thấp hơn giá thị trường.
  • Giá Ask là giá mà nhà giao dịch sẽ mua cặp tài sản nào đó và kỳ vọng đi lên, thường cao hơn giá thị trường.

giá-bid-và-giá-ask

Ví dụ: Cặp EURUSD có giá bid ask niêm yết là 1.04182/1.04186

Dựa vào niêm yết trên, ta thấy giá Bid là 1.04182 và giá Ask là 1.04186

  • Trong ví dụ trên, khi trader muốn bán 1 EURO trader sẽ bán ra ở giá 1.04182 USD
  • Trong ví dụ trên khi trader muốn mua vào 1 EURO trader sẽ mua ở giá 1.04186 USD

Ví dụ cụ thể khác về giá Bid và giá Ask

Giả sử trader đi mua vàng, tại tiệm vàng giá giao dịch ngày hôm đó hiện ra như sau:  36tr VND/ 36tr2 VND điều này có nghĩa nếu trader sẽ phải bỏ ra 36tr2 để mua 1 cây vàng (giá Ask). Trader đồng ý mua, tuy nhiên ngay sau khi hoàn thành giao dịch, vì có việc trader buộc phải bán vàng ra ngay lập tức để lấy tiền về, lúc này chủ tiệm vàng đồng ý mua vào cho trader giá là 36tr (giá Bid).

Giá Bid và giá Ask trong giao dịch forex

Nếu trader thực hiện 1 lệnh MUA vào, trader sẽ phải mua với giá Ask, khi lệnh đã khớp, để tính lời lỗ của lệnh đang chạy trader sẽ thấy giá được tính với trader sẽ là giá Bid.

Nếu trader thực hiện 1 lệnh Bán, sẽ phải mua với giá Bid, khi lệnh được khớp giá sàn tính lời lỗ với trader sẽ là giá Ask.

Điều này cho thấy, bất cứ khi nào trader thực hiện 1 lệnh giao dịch dù là Buy hay Sell đi chăng nữa, tới khi lệnh được khớp, tài khoản của trader sẽ luôn bị âm. Chính vì thế, để giao dịch được thành công trader phải có phương pháp tìm điểm vào lệnh thích hợp

Bid Ask MT4

Giá Bid và Ask trên Metatrader

Mối quan hệ giữa giá Bid và giá Ask cùng Spread

Từ ví dụ vàng ở phía trên có thể thấy nếu trader mua vào và bán ra gần như ngay lập tức trader sẽ luôn bị lỗ 200,000 vnđ. Khoản tiền chênh lệch 200,000 vnđ này trong forex còn gọi là Spread và tính theo đơn vị Pip, do sàn và thị trường quyết định. Hiện nay để thu hút nhà đầu tư spread thường được giảm xuống khá thấp, thậm chí 1 số sàn còn đặt mức phí chênh lệch này bằng 0. Và sàn sẽ chủ yếu kiếm lời từ phí commission cho mỗi lot giao dịch, thay vì phí spread như trước đó.

Xem thêm  Hướng dẫn xem biểu đồ giá vàng để dự đoán xu hướng sắp tới

Spread là gì

Spread là khoảng chênh lệch giữa giá Bid và giá Ask. Công thức tính Spread như sau: Spread = Ask Price – Bid Price.

Không có công thức tính bid và ask nào cụ thể trên thị trường, giá bid và ask sẽ được quy định tùy theo “chủ thể trung gian” niêm yết giá và điều kiện thị trường tại thời điểm niêm yết.

Các đồng tiền giao dịch với khối lượng lớn và tần suất cao thường có Bid / Ask và Spread nhỏ, trong khi các đồng tiền có khối lượng giao dịch nhỏ và tần suất thấp sẽ có Bid / Ask và Spread cao.

Khi chênh lệch giá Bid và giá Ask càng thấp (tức là Spread càng thấp), thì chi phí giao dịch của trader sẽ giảm lại. Do đó trader sẽ có lợi nhuận nhiều hơn và SPREAD THẤP cũng là một trong những tiêu chí để người dùng quyết định mở tài khoản giao dịch ở 1 sàn nào đó.

Spread sẽ quan trọng hơn đối với các trader giao dịch nhiều, ví dụ như trader giao dịch ngắn hạn hoặc lướt sóng. Tuy nhiên spread sẽ ít quan trọng nếu trader giao dịch ở khung thời gian dài hơn, ví dụ như position trader – lão tướng trading kiên nhẫn vô cùng.

Chỉ số spread sẽ luôn được hiện thị trên phần mềm giao dịch MetaTrader – MT4.

Trader có thể hình dung Spread bằng 2 ví dụ sau:

Ví dụ 1: Khi trader vào ngân hàng để mua và bán USD. Ngân hàng sẽ bán cho trader USD với giá 23.300 VND/USD thì giá này gọi là Giá Ask (Ask Price). Nếu trader bán thì ngân hàng sẽ mua của trader với giá 22.200 VND/USD thì giá này gọi là Giá Bid (Bid Price). Và do đó, Spread = 100 đồng / 1 USD

Ví dụ 2: Cặp tiền EUR/USD trên thị trường đang có tỷ lệ Bid/Ask là 1,33449/1,33457. Vậy Spread ở đây sẽ là 0.8.

giá-bid-và-giá-ask

Những cặp tiền tệ nào có mức Spread thấp nhất?

Sau khi tìm hiểu spread là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem cặp tiền tệ nào có mức spread tốt nhất (thấp nhất) trong khi giao dịch. Trong khi một số cặp tiền tệ có mức spread chênh lệch khá cao, những cặp tiền tệ này tạo ra khoản âm lớn trong tài khoản ngay khi bạn vưa bắt đầu tham gia mở một giao dịch.

Các cặp tiền tệ có mức chênh lệch thấp nhất là những cặp tiền tệ có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất. Về cơ bản, tôi đang nói về các cặp tiền tệ chính là:

EURUSD, USDJPY, GBPUSD, USDCHF, AUDUSD, USDCAD, NZDUSD

Các cặp tiền tệ này thường có mức chênh lệch thấp nhất, trong đó các cặp EURUSD, GBPUSD và USDJPY là những cặp có spread thấp nhất  trong số chúng.

Spread thường sẽ ít quan trọng hơn khi bạn giao dịch ở các khung thời gian lớn. Bởi khi đó, lợi nhuận kỳ vọng của bạn sẽ lớn hơn mức spread rất nhiều. Trong khi đó nếu bạn giao dịch ngắn hạn hoặc scalping, bạn sẽ quan tâm tới spread nhiều hơn. Vì khi đó số pip mà bạn thắng được trong các giao dịch thường là khá nhỏ, ví dụ 10 pip. Nhưng nếu spread lên tới 3 pip, vậy bạn chỉ còn lời được 7 pip.

Xem thêm  Trượt giá (slippage) là gì? 7 bí kíp giúp trader tránh hiện tượng trượt giá?

Do vậy, nếu bạn quan tâm tới vấn đề spread cao thấp, hãy chọn những cặp tiền chính như EURUSD, GBPUSD hay USDJPY và giao dịch ở những khung thời gian cao như H4 hoặc D1.

Giá spread có ảnh hưởng bởi những phiên giao dịch khác nhau

Chúng ta đều biết rằng thị trường Forex là một thị trường toàn cầu bao gồm các phiên giao dịch khác nhau ở nhiều khung thời gian khác nhau. Các phiên giao dịch chính gồm có:

  • Sydney
  • Tokyo
  • London
  • Newyork

Đọc thêm cách giao dịch mua và bán trong Forex giữa các phiên giao dịch trên thế giới của chúng tôi để nắm bắt được nên giao dịch như thế nào để tận dụng tối đa lợi ích của các phiên mang lại.

Giá spread cho một cặp tiền tệ có thể thay đổi tùy thuộc vào phiên giao dịch hiện tại. Đối với hầu hết các phần, giá bid/ask sẽ thấp nhất trong các phiên London và New York vì các giao dịch này có khối lượng giao dịch lớn nhất.

Tuy nhiên, có một khoảng thời gian ba giờ xảy ra ngay sau khi phiên New York đóng cửa và trước khi Tokyo mở cửa, trong đó spread có thể cao đáng kể đấy, vì đây là khoảng thời gian có ít thanh khoản.

Mặc dù phiên Sydney mở cửa ngay sau khi New York đóng cửa, nhưng nó gần như thanh khoản không như phiên New York và do đó tạo ra spread lớn nhiều. Đó là cho đến khi Tokyo xuất hiện và mở cửa ba giờ sau đó, khối lượng tăng lên và hầu hết các mức spread trở lại bình thường.

Điều quan trọng là phải ghi nhớ điều này nếu bạn có kế hoạch giao dịch trong thời gian ba giờ này. Trong thực tế như một quy tắc chung, bạn phải luôn kiểm tra chênh lệch giá chào mua trước khi tham gia giao dịch bất kể phiên giao dịch hiện tại thuộc phiên giao dịch nào.

Kết luận

Trước khi chúng ta kết thúc, sau đây là các điểm quan trọng chúng ta cần phải ghi nhớ khi nói đến Bid, Ask và Spread.

  • Giá bid là gì? Không cần nhớ nhiều, giá bid được dùng khi bán một cặp tiền tệ
  • Giá ask dùng khi muốn mua một cặp tiền tệ
  • Những cặp tiền tệ chính thường có spread thấp nhất
  • Giá bid ask spread thường cao nhất tại thời điểm ba giờ sau khi phiên giao dịch New York đóng cửa
  • Luôn luôn, luôn luôn phải kiểm tra giá bid ask trước khi thực hiện bất kì một giao dịch nào.
5/5 - (1 bình chọn)

Related Posts

cTrader là gì? Sự khác nhau giữa cTrader và MT4

cTrader là gì? Sự khác nhau giữa cTrader và MT4 MT4 được biết đến là phần mềm giao dịch phổ biến nhất trên thị trường Forex. Cùng…

Hướng dẫn xem biểu đồ giá vàng để dự đoán xu hướng sắp tới

Cách xem biểu đồ giá vàng để dự đoán xu hướng sắp tới Biểu đồ giá vàng thể hiện toàn bộ dữ liệu của giá vàng ở…

Các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam

Mặc dù hiện nay, tất cả các sàn forex đều mở cửa hoạt động 24/24 để giúp trader giao dịch thuận tiện, nhưng không phải lúc nào…

Các lợi ích Google AdWords mang lại cho doanh nghiệp

Top 10 lợi ích bất ngờ mà Google AdWords mang lại cho doanh nghiệp Nếu bạn là nhà quảng cáo tận dụng số lượng tìm kiếm đáng…

Biểu đồ nến Nhật là gì ? Cách đọc biểu đồ nến cơ bản

Kể từ khi được giới thiệu vào phương Tây từ những năm 1989 đến nay, biểu đồ nến Nhật đã trở thành công cụ ưa thích để…

Trượt giá (slippage) là gì? 7 bí kíp giúp trader tránh hiện tượng trượt giá?

Nhà đầu tư luôn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt một cách bình tĩnh nhất có thể đối với bất kỳ vấn đề…