Biểu đồ nến Nhật là gì ? Cách đọc biểu đồ nến cơ bản

Kể từ khi được giới thiệu vào phương Tây từ những năm 1989 đến nay, biểu đồ nến Nhật đã trở thành công cụ ưa thích để theo dõi giá, hành vi giá của Trader, nhà đầu tư và các tổ chức tài chính hàng đầu hiện nay. Đây là một công cụ mạnh mẽ, cung cấp đầy đủ các thông số về giá và giúp dự đoán hành vi của giá thông qua các mô hình đã được kiểm chứng qua thời gian.

Vậy biểu đồ nến Nhật trong có những điểm đặc biệt và ưu điểm gì? Ý nghĩa, sự phổ biến của nó ra sao? Cách tiếp cận kiến thức về nó cần phải hệ thống như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp tất cả những yêu cầu cần thiết đó của anh em.

Tổng quan về biểu đồ nến Nhật

Tìm hiểu về biểu đồ nến

Được tìm ra và sử dụng bởi Munehisa Homma vào thế kỉ 18, biểu đồ nến Nhật lần đầu tiên được sử dụng trong thị trường hợp đồng tương lai giá gạo ở Osaka. Nó đã đem về cho Homma khối tài sản kếch xù khi sử dụng biểu đồ nến để nắm bắt tâm lý nhà đầu tư thông qua việc phân tích biểu đồ giá của thời kì trước để xác nhận chuyển động giá.

Chiến thuật du kích trong thị trường chứng khoán

Sau đó vào năm 1989-1990, Steve Nison đã đưa phương pháp này vào giới phân tích kỹ thuật tại Mỹ thông qua quyển sách Japanese candlestick charting techniques và đã trở thành một dạng biểu đồ chính thống trong giới phân tích kỹ thuật hiện nay, với vô số ứng dụng, mẫu hình, chiến thuật và phương pháp kết hợp được kiểm chứng bởi tất cả các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới.

Dù trải qua nhiều thời kì, phương pháp phân tích hiện nay có thể phát triển hiện đại hơn nhưng về nguyên tắc đọc và phân tích biểu đồ nến Nhật vẫn không thay đổi. Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng chính cái cách mà Homma đã từng sử dụng để đạt được những ưu thế giao dịch trên thị trường forex, hợp đồng tương lai hay bất kì thị trường nào.

Ví dụ về biểu đồ nến Nhật (nguồn: Tradingview)

Biểu đồ nến Nhật là một biểu đồ giá của các tài sản như forex, chứng khoán, hàng hóa, hợp đồng tương lai, chỉ số… Nó bao gồm những cột hình nến – nơi biểu thị 4 thông số chính (Open, High, Low và Close) của giá được xếp lên tiếp nhau. Qua đó, các cây nến trên biểu đồ thể hiện hành vi của bên mua và bên bán, cũng như độ biến động, sức mạnh của thị trường.

Vậy liệu những cây nến này sẽ nói lên những câu chuyện thú vị gì về giá? Anh em sẽ biết thông qua phần tiếp theo của bài viết về cách đọc một biểu đồ nến Nhật cơ bản nhất.

Cách đọc biểu đồ nến

Về mặt cấu tạo thì một cây nên Nhật có 2 thành phần: thân nến và bóng nến, mỗi thành phần này sẽ cho anh em biết về 4 thông số cơ bản của giá:

  • Phần thân nến thể hiện giá Open (mở cửa) và Close (đóng cửa). Thân nến cho biết mức giá đóng cửa và mức giá mở cửa trong một đơn vị thời gian (tháng, tuần, ngày, 4 giờ, 1 giờ…). Màu sắc thể hiện đó là nến tăng hay nến giảm, độ dài biểu thị cho mức độ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa.
  • Bóng nến là các đường mỏng phía trên và dưới thân nến cho biết mức giá High (giá cao nhất) và giá Low (giá thấp nhất) của giá trong một đơn vị thời gian. Giá cao nhất chính là đỉnh của bóng nến trên và giá thấp nhất chính là đáy của bóng dưới. Bóng nến biểu hiện biên độ biến động của giá trong phiên giao dịch.
Xem thêm  Trượt giá (slippage) là gì? 7 bí kíp giúp trader tránh hiện tượng trượt giá?

bieu do nen nhat

Mô tả cấu tạo của nến Nhật tăng và giảm

Mô hình nến tuy đơn giản về mặt hình học nhưng khi các nến kết hợp với nhau tạo ra một biểu đồ về giá qua thời gian, nó sẽ kể cho chúng ta một câu chuyện rất thú vị về diễn biến của thị trường không chỉ trong quá khứ mà còn ở hiện tại. Và bây giờ anh em sẽ nắm bắt được một trong những điều thú vị đó thông qua ý nghĩa của nến và sự phổ biến của nó đối với việc phân tích hành vi giá của thị trường.

Ý nghĩa của biểu đồ nến Nhật và sự phổ biến

Thân nến trong cách đọc đồ thị hình nến sẽ cung cấp cho anh em biết tâm lý giằng co hoặc đồng thuận giữa phe mua và phe bán trên thị trường.

Các dạng thân nến và bóng nến trong biểu đồ

  • Nếu thân nến dài (1) sẽ báo cho chúng ta biết rằng thị trường đang giao dịch rất năng động và sẽ có một phe đang chiến ưu thế trên thị trường (nến tăng báo hiệu phe mua đang chiếm ưu thế và nến giảm sẽ báo hiệu cho phe bán đang nổi trội hơn).
  • Nếu thân nến ngắn (2) sẽ cho chúng ta biết có sự đồng thuận về giá giữa phe mua và phe bán – làm cho giá mở cửa và giá đóng cửa gần nhau trên cây nến.

Vậy còn bóng nến? Nó sẽ cung cấp cho anh em những thông tin gì trong biểu đồ giá? Thông qua bóng nến chúng ta có thể biết được 4 thông tin sau:

  • Bóng nến ngắn (4) biểu thị cho giao dịch được giới hạn gần giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên, cho thấy không có sự giằng co mạnh mẽ nào giữa hai phe mua và bán, giá đang đi theo hướng của phe chiếm ưu thế.
  • Bóng nến dài (2) cho thấy giá bị đẩy quá mức mở cửa hoặc đóng cửa, bóng càng dài thì sẽ cho ta biết phe mua đẩy giá lên quá cao và bị phe bán kéo lại hay ngược lại phe bán đã đẩy giá xuống quá thấp và được phe mua đẩy lên.
  • Bóng trên dài và bóng dưới ngắn (6) cho thấy phe mua ban đầu chiếm ưu thế  nhưng phe bán cuối cùng đã ép giá xuống từ mức cao ban đầu.
  • Chiều hướng khác, bóng dưới dài và bóng trên ngắn (5) cho thấy lúc đầu phe bán chiếm ưu thế  và khiến giá giảm thấp hơn. Tuy nhiên, phe mua sau đó lại xuất hiện để đẩy giá cao hơn vào cuối phiên.

Chính vì bản chất cung cấp rất nhiều thông tin về giá và tương quan giữa phe mua và phe bán, cho nên biểu đồ nến Nhật rất được ưu chuộng bởi không những các trader, nhà đầu cơ mà còn có cả các tổ chức tài chính, ngân hàng quốc gia… đều sử dụng biểu đồ nến Nhật trong các phân tích và báo cáo thị trường.

Xem thêm  Các lợi ích Google AdWords mang lại cho doanh nghiệp

Báo cáo phân tích chỉ số S&P500 của TrandingCentral sử dụng  biểu đồ nến

Các mô hình nến Nhật cơ bản trong forex

Sau khi tìm hiểu và biết được những thông tin mà mô hình nến cung cấp, thì chắc hẳn anh em sẽ thắc mắc rằng liệu với những kiến thức như trên thì mình đã có thể bắt đầu cho các lệnh giao dịch của bản thân? Câu trả lời là có nhưng chưa đủ.

Để có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc giao dịch trên thị trường đầy sự biến động và rủi ro như thị trường Forex, thì anh em cần phải biết được các mô hình nến cơ bản và ý nghĩa của nó. Việc biết cách phân tích và sử dụng các mô hình nến để giao dịch chính là điều quan trọng nhất của một Trader giao dịch theo trường phái Price Action.

Bản thân một cây nến đơn thuần sẽ chỉ tiết lộ cho chúng ta biết hành vi giá trong một phiên giao dịch. Thế nhưng nhiều cây nến kết hợp với nhau sẽ cho chúng ta biết được rất nhiều điều, từ đó giúp anh em dự đoán được diễn biến của thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.

Vì vậy, anh em cần phải nắm vững các mô hình nến căn bản, và dựa vào đó để có thể phát triển lên các mô hình nâng cao hơn của biểu đồ nến Nhật nhằm để áp dụng trong quá trình giao dịch. Anh em có thể tham khảo các mô hình nến cơ bản một cách chi tiết trong bài viết dưới đây:

Mô hình nến Nhật nâng cao

Khi các anh em đã nắm vững các mô hình nến cơ bản của biểu đồ nến Nhật thì hãy áp dụng nó vào các mô hình đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn, lúc này mô hình biểu đồ nến sẽ đóng vai trò như là kim chỉ nam cho anh em giao dịch forex theo trường phái price action.

Tại vnrebates.net, chúng mình đã có những bài viết chi tiết về các mô hình nến Nhật nâng cao, bao gồm cách nhận biết và cách sử dụng từng mẫu để giao dịch Price Action. Anh em hãy tham khảo và lựa chọn cho mình các mô hình nến ưa thích, và áp dụng chúng một cách thường xuyên cho đến khi thật thành thạo như một chuyên gia:

  1. Mô hình nến đảo chiều mạnh
  2. Mô hình nến tiếp tục xu hướng
  3. Nến Fakey – công cụ uy lực trong price action
  4. Chiến thuật giao dịch hiệu quả với Pinbar
  5. Chiến thuật giao dịch hiệu quả với Inside bar
  6. Nến Doji
  7. Nến Marubozu
  8. Quy luật 3 cây nến
  9. Chiến lược giao dịch kết hợp nến Nhật với Volume/ Upthrust/ Spring

Ngoài các mô hình nến đã được chúng mình giới thiệu trên đây, thực tế còn có rất nhiều các mô hình nến khác với những công dụng mạnh mẽ có thể được áp dụng trong Price Action. Tuy nhiên, chỉ cần nắm chắc được các mô hình nến phổ biến nhất như trên là anh em đã hoàn toàn có thể tự tin giao dịch trong mọi điều kiện thị trường.

Xem thêm  Bóng nến là gì ? Các cách ứng dụng bóng nến trong giao dịch

Những điểm hạn chế của biểu đồ nến

Biểu đồ nến Nhật và các mô hình của nó tỏ ra hiệu quả trong việc phân tích biến động giá, và xác nhận hành vi giá hiện tại đối với forex trading. Tuy nhiên, anh em cần lưu ý bản thân bất kì phương pháp phân tích nào cũng sẽ tồn tại ưu và nhược điểm của nó.

Đối với biểu đồ nến Nhật, anh em cần phải lưu ý các vấn đề sau đây:

Không biểu hiện hết nhịp điệu của giá trong phiên giao dịch

Hai phiên giao dịch có thể có các mức Open, High, Low và Close như nhau. Tuy nhiên trong 2 phiên này, giá sẽ di chuyển theo các cách khác nhau. Vì vậy anh em chỉ có thể nhìn được hai cây nến có cùng các mức giá mà không bao quát được biến động trong lúc hình thành nên cây nến đó. Tức là thông tin nhận được sẽ không đủ chi tiết, dễ ảnh hưởng đến phán đoán của anh em.

Để khắc phục khuyết điểm trên, chúng ta cần điều chỉnh khung thời gian của nến nhỏ lại (mình đề xuất bội số của 4 hoặc 6 – VD: D1 nên chuyển xuống H4 hoặc H4 chuyển xuống H1).

Bản thân biểu đồ không dự báo xu hướng

Biểu đồ nến giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về giá trong quá khứ và hiện tại, nhưng sẽ không biểu thị rõ ràng xu hướng giá tương lai. Đôi khi có một vài nến được coi là tín hiệu đảo chiều, nhưng anh em cần quan sát thêm những nến sau đó hoặc kết hợp với chỉ báo kỹ thuật để kiểm tra.

Mô hình nến Nhật chỉ cho thấy diễn biến tâm lý phe bán hoặc phe mua trên thị trường, không thể hiện xu hướng của giá. Do đó, đây là công cụ giao dịch chứ không phải một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Cho nên anh em cần kết hợp nó với nhiều công cụ khác dựa trên kinh nghiệm thực tế để có thể xác định và kiểm tra xu hướng.

Kết luận

Biểu đồ nến Nhật là công cụ tối ưu để xác nhận hành vi của giá trên thị trường. Nó đại diện cho tâm lý của phe mua và phe bán. Vì vậy khi nắm vững các kiến thức biểu đồ cũng như mẫu hình nến từ cơ bản đến nâng cao, anh em sẽ  có được một công cụ giao dịch vô cùng tốt trên thị trường.

Nhưng vì đây chỉ là một công cụ, không phải một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, chính vì vậy chúng ta không nên chỉ sử dụng duy nhất một công cụ là biểu đồ nến Nhật để làm cơ sở giao dịch trên một thị trường luôn luôn biến động và rủi ro. Hãy kết hợp với các mô hình, chỉ báo và kinh nghiệm cá nhân, mình tin anh em sẽ xây dựng cho mình được một hệ thống giao dịch tốt nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Related Posts

cTrader là gì? Sự khác nhau giữa cTrader và MT4

cTrader là gì? Sự khác nhau giữa cTrader và MT4 MT4 được biết đến là phần mềm giao dịch phổ biến nhất trên thị trường Forex. Cùng…

Hướng dẫn xem biểu đồ giá vàng để dự đoán xu hướng sắp tới

Cách xem biểu đồ giá vàng để dự đoán xu hướng sắp tới Biểu đồ giá vàng thể hiện toàn bộ dữ liệu của giá vàng ở…

Các phiên giao dịch forex theo giờ Việt Nam

Mặc dù hiện nay, tất cả các sàn forex đều mở cửa hoạt động 24/24 để giúp trader giao dịch thuận tiện, nhưng không phải lúc nào…

Các lợi ích Google AdWords mang lại cho doanh nghiệp

Top 10 lợi ích bất ngờ mà Google AdWords mang lại cho doanh nghiệp Nếu bạn là nhà quảng cáo tận dụng số lượng tìm kiếm đáng…

Giá BID và giá ASK là gì ? Vai trò của 2 loại giá này trong Forex!

Bài viết về Bid Ask là gì và Spread sẽ đề cập đến các vấn đề sau: Giải thích sơ về giá bid và giá ask, Giá…

Trượt giá (slippage) là gì? 7 bí kíp giúp trader tránh hiện tượng trượt giá?

Nhà đầu tư luôn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt một cách bình tĩnh nhất có thể đối với bất kỳ vấn đề…