Trader là gì ? Sự khác biệt giữa Investor và Trader là gì

Tìm hiểu sự khác biệt giữa Investor và Trader 

Trader là gì – Anh em có thể đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ Trader, thậm chí từ trước khi bước chân vào thị trường Forex. Trên thực tế, với sự phổ biến của thị trường Forex như hiện nay, thì chúng ta có thể hiểu khái niệm này một cách rất đơn giản là những người “chơi” Forex. Mặc dù cách hiểu như vậy không hề sai, nhưng để có thể hiểu một cách đúng và đủ nhất rằng Trader là gì thì chúng ta cần thảo luận kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

Trader là gì ? Nghề Trader là làm gì

Trader, hay nhà giao dịch được định nghĩa một cách chính xác là một cá nhân tham gia vào các giao dịch mua hoặc bán tài sản trên bất kỳ thị trường tài chính nào, họ có thể thực hiện điều đó cho chính bản thân họ hoặc thay mặt cho một tổ chức khác.

Một Trader có thể làm việc cho một tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư… Trong trường hợp đó, họ giao dịch bằng tiền của công ty, và được trả lương cùng với thưởng cho các hoạt động giao dịch đó.

Bên cạnh đó, một nhà giao dịch cũng có thể tự làm việc cho chính họ, khi đó họ thực hiện mua bán các loại tài sản bằng tiền của chính mình, và giữ lại tất cả lợi nhuận có được, tuy nhiên chắc chắn cũng phải chịu toàn bộ thua lỗ nếu nó xảy ra.

Đôi khi, khái niệm Trader cũng được hiểu như một “thương nhân”, vì hoạt động của họ giống như một người kinh doanh – mua và bán, với hàng hóa chính là các loại tài sản trên thị trường tài chính.

Từ khái niệm Trader là gì, chúng ta cũng có thể hình dung được câu trả lời cho câu hỏi nghề Trader là gì. Mặc dù có vẻ như không chính thức, nhưng Trader đã được coi là một nghề trên thế giới từ lâu, và cũng đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Nghề Trader có thể là công việc full-time của một nhà giao dịch khi họ dành toàn bộ thời gian của mình trên thị trường, nhưng nó cũng có thể là một công việc phụ kiếm thêm thu nhập đối với những Trader làm các công việc toàn thời gian khác, bởi tính chất của nghề này là không giới hạn về thời gian và không gian làm việc.

Nếu như Trader còn được gọi là các thương nhân, thì nghề Trader cũng được nhiều người hiểu như công việc kinh doanh ngoại hối, mặc dù nó không thực sự giống những loại hình kinh doanh khác.

Sự khác biệt giữa Investor và Trader là gì

Investor (nhà đầu tư) và Trader (nhà giao dịch) đều là những người cố gắng kiếm lợi nhuận trên các thị trường tài chính. Nhìn chung, cả hai nhóm này đều tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán các loại tài sản trên thị trường, tuy nhiên chúng ta có thể thấy được một số điểm khác biệt giữa trader và investor.

sự khác biệt giữa trader và investor
Sự khác biệt giữa trader và investor

Đầu tư

Mục tiêu của đầu tư là dần dần xây dựng nên sự giàu có trong một khoảng thời gian dài, thông qua việc mua và nắm giữ các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… hay các công cụ đầu tư khác như bất động sản.

Các khoản đầu tư thường được nắm giữ trong khoảng thời gian nhiều năm, thậm chí là hàng chục năm để tận dụng được các đặc quyền như lãi suất, cổ tức hay hoạt động chia tách cổ phiếu…

Đối với các nhà đầu tư, kỳ vọng lợi nhuận chính của họ không phải đến từ sự chênh lệch giá theo thời gian, mà là khả năng tạo ra lợi nhuận từ chính những tài sản mà họ nắm giữ.

Ví dụ, một nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của một công ty vì kỳ vọng vào sự phát triển của công ty đó. Khi công ty tạo ra lợi nhuận, họ sẽ được chia khoản lợi nhuận đó dưới hình thức cổ tức.

Tất nhiên khi công ty phát triển, cổ phiếu của công ty cũng tăng giá và các nhà đầu tư được hưởng lợi từ cả sự chênh lệch giá này. Nhưng nhìn chung sự tăng giá đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển chứ không phải những biến động giá thất thường.

Giao dịch

Khác với đầu tư, giao dịch chủ yếu liên quan đến các hoạt động mua và bán thường xuyên hơn, ngắn hạn hơn, với kỳ vọng kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.

Các hoạt động của nhà giao dịch có thể kể đến như mua và bán cổ phiếu, hàng hóa hay giao dịch Forex thông qua mua bán các cặp tiền tệ.

Xem thêm  Long Short là gì ? Position là gì trong thị trường Crypto

Lợi nhuận từ giao dịch thường được kỳ vọng ở mức vượt trội hơn so với đầu tư. Các nhà đầu tư có thể sẽ hài lòng với mức lợi nhuận từ 10-15% mỗi năm, trong khi các nhà giao dịch cũng tìm kiếm mức lợi nhuận đó, nhưng tính theo hàng tháng.

Lợi nhuận từ giao dịch được tạo ra bằng cách mua những tài sản có giá trị thấp và bán ra khi chúng tăng giá. Hoặc ngược lại, các nhà giao dịch bán những tài sản khi giá của chúng ở mức cao, và mua bù lại khi chúng giảm giá (hay còn gọi là bán khống).

Có nhiều người hay nhầm lẫn giữa giao dịch và đầu tư, họ cho rằng đầu tư cũng là một hình thức giao dịch khi chúng ta thực hiện các giao dịch mua hoặc bán trên thị trường tài chính. Tuy nhiên, về bản chất chúng thực sự không giống nhau, do đó anh em nên phân biệt rõ sự khác biệt giữa Trader và Investor.

Những kiểu Trader trong thị trường Forex

Chúng ta có nhiều cách khác nhau để phân biệt những kiểu Trader khác nhau trong thị trường tài chính.

Nếu xét theo quy mô hoạt động, chúng ta có nhà giao dịch cá nhân và nhà giao dịch tổ chức. Còn nếu phân tích theo phương thức kiếm lợi nhuận thì chúng ta có một số nhà giao dịch kiếm lợi nhuận chủ động (active trading) và một số khác kiếm lợi nhuận theo cách thụ động (passive trading)

Nhà giao dịch cá nhân và nhà giao dịch tổ chức

Giống như những gì mình đã đề cập đến từ đầu, một nhà giao dịch có thể thay mặt cho một công ty, tổ chức để thực hiện các giao dịch trên thị trường. Mặc dù các giao dịch có thể chỉ được thực hiện bởi một cá nhân, thế nhưng nguồn lực là của cả một tổ chức nên chúng ta coi đó là một nhà giao dịch tổ chức.

Các tổ chức tài chính lớn có các phòng giao dịch, nơi các cá nhân thay mặt công ty mua và bán các loại tài sản khác nhau. Mỗi cá nhân này thường được cung cấp giới hạn về nguồn vốn để thực hiện các lệnh giao dịch, đồng thời cũng giới hạn về thời gian đáo hạn và mức lỗ được chấp nhận.

Công ty sẽ chịu rủi ro, đồng thời giữ phần lớn lợi nhuận, trong khi các cá nhân này sẽ hưởng lương và tiền thưởng cho các giao dịch thắng lợi.

Ngược lại, một nhà giao dịch cá nhân thực hiện việc giao dịch dựa vào nguồn vốn của cá nhân họ, hưởng mọi lợi nhuận cũng như chịu mọi rủi ro có thể gặp phải. Họ thường hoạt động độc lập, hoặc có thể theo nhóm, nhưng không ai sử dụng chung nguồn tài chính với ai.

Các nhà giao dịch cá nhân không thể tự mình thực hiện các giao dịch trực tiếp với các nhà giao dịch khác, mà cần thông qua một nhà môi giới và một nền tảng giao dịch trực tuyến. Giới hạn của họ phụ thuộc vào nguồn tài chính mà họ có, đôi khi có những người sẵn sàng đặt cược tất cả tiền của mình mà không đặt ra một giới hạn nào.

Active Trading và Passive Trading

Active Trading được hiểu là những nhà giao dịch hoạt động tích cực trên thị trường, kiếm lợi nhuận bằng cách trực tiếp mua bán các loại chứng khoán, các cặp tiền tệ dựa trên những biến động của giá cả.

Ngược lại, những nhà giao dịch thụ động (Passive Trading) là những người ít tham gia vào thị trường. Họ có những công cụ hay phương pháp để các giao dịch được thực hiện một cách tự động mà không cần tự mình tham gia quá nhiều vào thị trường.

Có thể anh em cũng đã đôi lần nghe nói về các phương pháp kiếm tiền thụ động, giúp cho “tiền chảy vào túi ngay cả khi đang ngủ”, thì passive trading cũng tương tự như vậy. Các nhà giao dịch theo kiểu này có thể kiếm được lợi nhuận từ giao dịch mà không cần làm gì cả.

Tuy nhiên, anh em không nên nhầm lẫn rằng cứ ít tham gia vào thị trường có nghĩa là giao dịch thụ động. Có những nhà giao dịch chủ động (active trader) vẫn xuất hiện trên thị trường với tần suất rất thấp nhưng vẫn kiếm lợi nhuận thường xuyên.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phong cách giao dịch khác nhau của Active Trading trong phần sau.

Xem thêm  Cán cân thương mại là gì ? Ảnh hưởng của Trade Balance như thế nào

Anh em có thể hiểu đơn giản là các nhà giao dịch chủ động sẽ trực tiếp thực hiện việc phân tích thị trường, mở lệnh và đóng lệnh. Ngược lại, các nhà giao dịch thụ động thường không cần làm gì cả, mà có những phương pháp hay hệ thống thay họ làm việc đó.

Các phong cách giao dịch của Active Trader

Một nhà giao dịch theo trường phái Active Trading có thể có những phong cách rất khác nhau dựa theo thời gian tham gia vào thị trường. Có thể anh em đã từng nghe và thắc mắc rằng day trader là gì, hay swing trader là gì… thì đó chính là 2 trong số 4 phong cách giao dịch của active trading mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sau đây.

Day Trading

Day trading có lẽ là phong cách giao dịch phổ biến nhất hiện nay trong thị trường tài chính. Vậy day trading, hay day trader là gì?

Thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt là “giao dịch trong ngày”, và chúng ta có thể hiểu đơn giản như chính tên gọi của nó, là các hoạt động mua và bán chứng khoán, Forex… diễn ra ngay trong một ngày, không có bất cứ một lệnh giao dịch nào được giữ qua đêm.
day trader là gì

Day trader chỉ giữ lệnh giao dịch không quá một ngày

Các nhà giao dịch theo phong cách day trading mở các lệnh và kết thúc chúng ngay trong cùng một ngày, không có bất cứ lệnh giao dịch nào được giữ qua đêm. Do đó, day trader không giao dịch với các khung thời gian từ khung ngày trở lên, mà thường chỉ sử dụng các khung từ H1 trở xuống.

Trước đây, thực chất các giao dịch trong ngày được thực hiện bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp, các chuyên gia hay các tổ chức tài chính lớn. Tuy nhiên, các nền tản giao dịch trực tuyến đã giúp các nhà giao dịch cá nhân cũng có thể tiếp cận phương pháp này một cách dễ dàng.

Một day trader thường không thực hiện quá nhiều lệnh giao dịch trong một ngày, mà sẽ phụ thuộc vào mục tiêu riêng của họ. Khối lượng vào lệnh cho mỗi lần thực hiện giao dịch cũng được tính toán theo khả năng tài chính của họ, cũng như mục tiêu lợi nhuận theo ngày, theo tuần và theo tháng.

Scalping

Scalping, hay chúng ta còn gọi là giao dịch lướt sóng, là một trong những chiến lược giao dịch có tốc độ nhanh nhất của các Trader. Về cơ bản, phương pháp này đòi hỏi việc khai thác những sự chênh lệch nhỏ của giá trong thời gian ngắn hoặc rất ngắn để kiếm lợi nhuận.

trader là gìScalping – giao dịch lướt sóng

Một scalper không đặt mục tiêu vào việc khai thác các biến động lớn về giá, cũng không thực hiện các giao dịch có khối lượng vào lệnh quá lớn. Thay vào đó, họ tận dụng các biến động nhỏ thường xuyên xảy ra, và thực hiện các lệnh với khối lượng được tính toán theo mục tiêu hoặc theo nguồn vốn.

Do chỉ tận dụng các biến động giá nhỏ, nên mức lợi nhuận từ scalping là khá thấp. Vì vậy, các nhà giao dịch thường tìm kiếm các thị trường có thanh khoản lớn và biến động mạnh để tăng tần suất giao dịch.

Các scalper có thể thực hiện liên tiếp các lệnh giao dịch trong một khoảng thời gian nhỏ. So với day trading thì scalping có thời gian giữ lệnh ngắn hơn và số lượng lệnh được thực hiện là lớn hơn rất nhiều, đôi khi có thể lên đến hàng chục lệnh giao dịch mỗi ngày.

Một điều rất quan trọng mà anh em cần lưu ý trong scalping, đó là mức spread của các cặp tiền. Trong các khung thời gian nhỏ thì mức spread có thể nói là khá lớn so với sự biến động nhỏ của giá, do đó anh em cần có những lệnh thắng đủ đề bù đắp lại khoản phí chênh lệch này.

Swing Trading Swing trader có thể là các nhà giao dịch trung hạn hoặc dài hạn, thường tận dụng sức mạnh của các xu hướng lớn để kiếm lợi nhuận trong thời gian dài.

Swing trader là gì
Swing trader là những người “thích phiêu lưu”, giữ lệnh trong thời gian dài

Các nhà giao dịch swing thường sử dụng các khung thời gian lớn như khung ngày, đôi khi là khung H4 hoặc cũng có thể ở khung tuần, để nắm bắt các xu hướng lớn, cố gắng loại bỏ những biến động nhỏ diễn ra hàng ngày.

Khi một xu hướng bị phá vỡ hoặc có tín hiệu kết thúc, các nhà giao dịch swing thường tìm kiếm cơ hội để vào lệnh với các quy tắc chặt chẽ dựa trên phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật.

Xem thêm  Bear trap là gì ? Bí quyết giúp anh em trader tránh “sập bẫy Bear trap”

Nếu như phân tích cơ bản rất khó để áp dụng vào day trading hoặc scalping thì nó lại tỏ ra rất hữu ích đối với swing trading, giúp các nhà giao dịch nhận biết được các xu hướng quan trọng và nắm bắt thời điểm vào lệnh.

Tất nhiên không phải lúc nào các nhà giao dịch cũng có thể nắm bắt được các đỉnh hoặc đáy của một xu hướng mới, nhưng nhìn chung họ luôn cố gắng tận dụng sức mạnh của toàn bộ xu hướng, và tham gia vào thị trường ngay khi nhận biết được sự hình thành của nó.

Với cách giao dịch chủ yếu dựa vào xu hướng thì điều kiện thị trường side way là điểm yếu và cũng là rủi ro với phong cách giao dịch này, bởi anh em có thể sẽ không có lợi nhuận đáng kể sau một thời gian dài giữ lệnh.

Một nhà giao dịch theo phong cách swing có thể giữ lệnh trong khoảng vài ngày cho đến vài tuần, cho đến khi đạt được mục tiêu, hoặc khi họ nhận thấy việc giữ lệnh không còn an toàn nữa.

Position Trading

Đây là phong cách giao dịch dài hạn nhất trong số 4 phong cách giao dịch trên thị trường. Có thể nhiều anh em còn khá lạ lẫm với position trading so với các phong cách khác, bởi thực tế có rất ít nhà giao dịch giữ các lệnh của mình đủ lâu để theo phong cách này, đặc biệt là trong thị trường Forex.

Position trader

Position trader giống như những “lão tướng kiên nhẫn”, giữ lệnh trong thời gian “siêu dài”

Một số người vẫn còn băn khoăn rằng liệu position có thực sự là active trading hay không, bởi những người giao dịch theo phong cách này tham gia thị trường với tần suất vô cùng thấp, giống như chiến lược mua và nắm giữ trong dài hạn vậy.

Tuy nhiên, trên thực tế đây vẫn là một hình thức active trading, bởi dù không thực hiện nhiều lệnh giao dịch nhưng các position trader vẫn thường xuyên theo dõi và phân tích thị trường, và trực tiếp kiểm soát các lệnh giao dịch của mình.

Một nhà giao dịch theo phong cách này thường sử dụng các khung thời gian lớn, ít nhất là khung ngày, và đôi khi có thể là khung hàng tháng để theo dõi thị trường trong dài hạn. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng thêm phân tích cơ bản để xác định được các xu hướng lớn.

Các nhà giao dịch position cũng tận dụng những xu hướng lớn để kiếm lợi nhuận, tuy nhiên họ không cố gắng nắm bắt những điểm bắt đầu xu hướng, mà chỉ đơn giản là “nhảy vào và cưỡi trên con sóng”.

Họ không tốn quá nhiều công sức để dự báo các mức giá, mà sẽ tìm kiếm các tín hiệu xác nhận xu hướng để tham gia vào thị trường, và giữ các lệnh của mình cho đến khi nhận thấy xu hướng có thể sắp kết thúc.

Những xu hướng kéo dài sẽ là điều kiện lý tưởng để nắm giữ các lệnh giao dịch position, khoảng thời gian có thể chỉ từ vài ngày, nhưng cũng có thể kéo dài tới vài tháng, miễn là xu hướng vẫn còn tiếp tục thì lệnh vẫn còn có thể được giữ.

Ngược lại, những giai đoạn thị trường có nhiều biến động, xu hướng thay đổi liên tục thì các nhà giao dịch theo phong cách này sẽ gặp nhiều khó khăn, đôi khi họ sẽ quyết định đứng ngoài quan sát thay vì thực hiện các giao dịch.

Nhìn chung, ranh giới giữa swing trading và position trading thường khá mong manh, bởi chúng có tính chất giống nhau và thời gian giữ lệnh trong thời gian dài. Đây có thể cũng là một trong những lý do khiến cho khái niệm position trading còn khá lạ lẫm với anh em trong thị trường Forex tại Việt Nam.

Kết luận

Hy vọng qua những kiến thức mà chúng ta vừa thảo luận cùng nhau, anh em đã hiểu được một cách trọn vẹn nhất rằng trader là gì, cũng như các khái niệm swing trading, scalping…

Quan trọng hơn hết là anh em hãy khám phá tính chất của từng phong cách giao dịch, từ đó lựa chọn xem đâu là phong cách phù hợp nhất với bản thân mình và xây dựng các chiến lược phù hợp với phong cách đó.

Để có thể xây dựng một chiến lược giao dịch hoàn chỉnh, anh em đừng quên cập nhật kiến thức hàng ngày tại Tài Chính Times cũng như thực hành một cách nghiêm túc và kỷ luật trên thị trường nhé.

Chúc anh em giao dịch an toàn và hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)

Related Posts

Hakka Token là gì

Hakka Token là gì ? Hakka finance là gì ?

Tìm hiểu về Hakka token hệ sinh thái Hakka Finance Hakka Token được biết đến là một token nằm trong hệ sinh thái của Hakka Finance. Hệ…

Kinh doanh tiền tệ là gì ? Nghe to lớn nhưng lại rất đơn giản

Kinh doanh tiền tệ là gì Vào thời đại của các mạng xã hội, kinh doanh tiền tệ đã trở thành một xã hội toàn cầu. Bạn…

Forexfactory là gì ? Hướng dẫn cách sử dụng ForexFactory hiệu quả

Là một forex trader chắc hẳn bạn không hề lạ lẫm gì với cái tên ForexFactory – 1 trong 4 website nổi tiếng nhất về Forex bao…

Top 14 Sách Price Action hay nhất các trader nên đọc 1 lần

Các quyển sách hay về Sách Price Action Ông bà ta có câu “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Kiến thức Price Action có từ…

Trượt giá (slippage) là gì? 7 bí kíp giúp trader tránh hiện tượng trượt giá?

Nhà đầu tư luôn phải chuẩn bị tâm lý vững vàng để đối mặt một cách bình tĩnh nhất có thể đối với bất kỳ vấn đề…

Cán cân thương mại là gì ? Ảnh hưởng của Trade Balance như thế nào

Dù bạn là chuyên gia kinh tế hay bạn mới chập chững tham gia đầu tư tài chính thì bạn hẳn đều quen thuộc với thuật ngữ…